Người Việt với âm nhạc cổ truyền dân tộc

0
277

Nhạc cổ truyền Việt Nam là một loại nhạc có lịch sử lâu đời mang đặc trưng dân tộc Việt. Từ thời cổ cho tới nay, loại nhạc này vẫn luôn nằm trong đời sống tinh thần người Việt. Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu.

 Trong quá trình phát triển của con người cũng như lịch sử phát triển, chúng ta, cư dân Việt, đã tạo ra rất nhiều loại nhạc khí và thể loại ca nhạc. Thông qua âm nhạc, chúng ta bộc lộ tâm tư tình cảm của bản thân mình, có thêm ý chí và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu. Đặc biệt, âm nhạc còn dùng để giáo dục cho con cháu về truyền thống của ông cha, các đạo lý làm người, và như một hình thức để giao tiếp, bay lên với những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai…

múa rối nước - nghệ thuật biểu diễn cổ truyền kết hợp
múa rối nước – nghệ thuật biểu diễn cổ truyền kết hợp

Các thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam

Việt Nam có đa dạng các loại âm nhạc cổ truyền. Trong đó có thể liệt kê các thể loại cổ truyền dân tộc như sau: Múa tín ngưỡng, sáo Mông, nhạc võ Tây Sơn, nhạc hội Rija, Klong Pút, Khèn, nhạc cưới Khmer, đàn Tính, đàn Tỳ Bà, đàn Tam, hát Xẩm, đàn Bầu, đàn Đáy, đàn K’ni, đàn Cò, đàn Tranh, đàn Tam THập Lục, đàn T’rưng, đàn Đá, Cồng Chiêng, lý Nam Bộ, ca nhạc Huế, hát then, hát văn, tuồng, chèo, cải lương, múa rối nước, hát quan họ, ca trù, Nhã nhạc, múa tôn giáo, múa dân gian, múa cung đình,…

Trải qua bao cuộc chiến, chúng ta đã từng tưởng như đã mất đi các loại nhạc cụ dân tộc độc đáo này. Đến ngày nay, Việt Nam vẫn còn lưu giữ kho nhạc khí đa dạng: từ những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật diễn tấu tinh tế.

Thời nay, ngay trong gia đình mình, chúng ta vẫn có thể thưởng thức những nhạc điệu dân tộc thông qua các điệu hát ru của ông bà, cha mẹ mình. Việc thưởng thức các thể loại âm nhạc còn không dừng lại tại đó. Những thể loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lễ hoặc dùng trong việc giao tiếp giữa các thành viên cộng đồng, trong lao động, trong vui chơi giải trí với những thể hát đố, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, hát đối đáp thi tài của trai gái, những điệu hát khi chơi bài hoặc khi kể những áng trường ca, những câu ca tiếng đàn của những người hát rong, của các ban “tài tử ” cùng những thể loại ca kịch truyền thống… cũng phổ biến trong dân gian.

Múa rối nước – loại hình kết hợp âm nhạc với nghệ thuật biểu diễn rối trên nước
Múa rối nước – loại hình kết hợp âm nhạc với nghệ thuật biểu diễn rối trên nước

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam có được sự phong phú như hiện nay là nhờ sự tích tụ những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc tộc. Ví dụ như, cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc tộc lại có phương thức biểu hiện, diễn tấu và âm điệu riêng như điệu hát ru Việt khác ru Mường, ru Thái, ru Tây Nguyên… Có dân tộc đã dùng lời ca tiếng hát để đưa trẻ vào giấc ngủ, nhưng dân tộc khác lại ru con bằng tiếng đàn, tiếng sáo êm ái.

Âm nhạc cổ truyền với người Việt

Âm nhạc cổ truyền đã từng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người Việt Nam trong những ngày trước kia. Nó đã là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa người Việt. Người Việt xưa thường dành một phần thời gian trong ngày để thưởng thức hay trực tiếp tham gia vào các loại hình âm nhạc dân tộc tại địa phương. Ngay cả khi làm việc, học cũng tự mình cất lên những câu hát. Trong cung đình, âm nhạc là một phần trong đời sống của vua chúa, là môn nghệ thuật biểu diễn cực kì quan trọng.

Ngày nay nó vẫn giữ một vị trí đáng kể trong xã hội. Dù một số thể loại nhạc dân tộc đã bị mất đi nhưng một số thể loại ca nhạc khác vẫn tồn tại trong cuộc sống dân dã. Một số khác đã bước lên sân khấu, và tiếp tục đi trên con đường đó. Nó làm đẹp cho đời và phát huy tác dụng trong cuộc sống mới. Âm nhạc cổ truyền dù bị lãng quên nhưng vẫn có lúc nó ‘’trỗi dậy và mạnh mẽ hơn”, đi vào lòng người.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here